Yoga là phiên âm tiếng Phạn của từ √युज् (√yuj) , có nghĩa là “đặt mình dưới một sự điều ngự, tập trung, chuyên chú”. Yoga (đọc là Du-già) bắt nguồn từ Ấn Độ.
Yoga là bộ môn đang được nhiều người yêu thích và lựa chọn theo đuổi để duy trì, rèn luyện sức khỏe. Ngay sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, lịch sử cũng như lợi ích của bộ môn này nhé!
1 Yoga là gì? Nguồn gốc, lịch sử
Yoga là phiên âm tiếng Phạn của từ √युज् (√yuj), có nghĩa là đặt mình dưới một sự điều ngự, tập trung, chuyên chú. Là một bộ môn mà khi tập, người tập cần kết hợp các tư thế Yoga, kỹ thuật hít thở và ngồi thiền.
Nguồn gốc, lịch sử của Yoga
Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 5000 năm trước. Bộ môn này không chỉ giúp rèn luyện thân thể mà còn giúp rèn luyện và khai mở tâm trí. Nhiều người cho rằng bộ môn này sẽ giúp tâm trí được thư giãn, giảm căng thẳng và nhờ đó sức khỏe sẽ được cải thiện.
2 Ý nghĩa của việc tập Yoga
Nhiều người nghĩ rằng, Yoga chỉ là những động tác, tư thế uốn éo, ép dẻo kì lạ nhưng thật chất Yoga sẽ bao gồm những tư thế, bài tập giúp người tập cải thiện cả về thể chất, sức khỏe lẫn tinh thần.
Ý nghĩa của việc tập Yoga
Để theo đuổi bộ môn này, bạn cần phải kiên trì và kỷ luật để tập luyện, mang lại sự thống nhất giữ cơ thể và tâm trí. Từ đó bạn sẽ có thể bình tâm, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe cũng như giúp vóc dáng săn chắc hơn.
3 Bộ 8 bước tập Yoga từ thấp đến cao
Bước 1 Chế giới-Yama
Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong Yoga cổ điển, nghĩa là sự tự kiểm soát trong hành động, lời nói và suy nghĩ của mình đối với thế giới bên ngoài.
Bước 2 Nội chế-Niyama
Nếu bước đầu tiên là tu dưỡng thân và bước này là tu dưỡng tâm thức, là sự thanh tịnh trong thân, khẩu và ý, nhằm phát triển nội lực bên trong.
Bước thứ hai là tu dưỡng tâm thức
Bước 3 Toạ pháp – āsana (Điều thân)
Tọa pháp là tư thế thoải mái và ổn định, qua đó tạo cho người tập cảm giác thoải mái, vững chắc và thân thể và điềm tĩnh về tâm trí.
Bước 4 Điều tức – Prāṇāyāma (Điều khí)
Bước này là sự điều chế hơi thở ra vào, làm cho tâm thức được thuần phục thông qua việc quan sát và điều chỉnh hơi thở.
Bước 5 Chế cảm – Pratyāhāra (Điều tâm)
Chế cảm – Pratyāhāra có nghĩa là kiểm soát và làm chủ các giác quan. Điều này chỉ đạt được sự hoàn hảo khi tâm thức đã được điều phục.
Bước 6 Chấp trì – Dhāraṇa
Chấp trì – Dhāraṇa là sự tập trung tâm trí vào một chỗ nhất định hay nói cách khác là chuyên tâm vào 1 vấn đề và không bị chi phối bởi việc gì khác.
Thiền là trạng thái kéo dài của tập trung
Bước 7 Tĩnh lự – Dhyāna – Thiền
Thiền là trạng thái kéo dài của sự tập trung, là dòng tâm thức được gán vào đối tượng một cách tự nhiên và không để bất kì hoạt động tâm thức nào khác quấy nhiễu.
Bước 8 Tam-ma-địa – Samādhi
Đây là đỉnh điểm của quá trình thiền định hay còn được gọi là hòa nhập vào tâm thức của vũ trụ, nói nom na đây có nghĩa là đắc đạo.
4 Có bao nhiêu loại hình Yoga?
Có rất nhiều loại hình Yoga, mỗi loại sẽ tập trung vào một khía cạnh khác nhau và độ khó cũng khác nhau. Dưới đây là 7 loại hình Yoga nổi bật
Hatha Yoga
Hatha Yoga
Hatha Yoga là loại hình Yoga kết hợp kỹ thuật thở với các tư thế giúp căng các cơ trên cơ thể. Các tư thế này có thể thực hiện khi đứng, nằm hay ngồi và việc kiểm soát hơi thở sẽ giúp bạn thư giãn cơ bắp và tập trung vào suy nghĩ.
Ashtanga Yoga
Ashtanga Yoga
Loại hình Ashtanga Yoga này tập trung vào sự điều hòa hơi thở bằng cả cơ thể, bạn phải thực hiện liên tục một loại các tư thế Yoga.
Iyengar Yoga
Iyengar Yoga
Iyengar Yoga là một sự lựa chọn lý tưởng cho những người mới bắt đầu theo đuổi bộ môn Yoga. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như thắt lưng hay gối ôm để điều chỉnh tư thế cho chính xác nhất.
Sivananda Yoga
Sivananda Yoga
Sivananda Yoga dựa trên 5 nguyên tắc là tập thể dục đúng cách, tập thở đúng cách, thư giãn đúng cách, chế độ ăn uống thích hợp, tư duy tích cực và thiền.
Bikram Yoga
Bikram Yoga
Khi luyện tập loại hình Yoga này, bạn sẽ ngồi trong 1 căn phòng rất nóng, nhiệt độ lên đến 40 độ C vì thế bạn cần cân nhắc khi theo đuổi bộ môn này.
Kundalini Yoga
Kundalini Yoga
Kundalini Yoga là loại hình Yoga này tập trung vào thiền, hơi thở và tụng kinh để giải phóng năng lượng trong cuộc sống và luyện tập tinh thần.
Power Yoga
Power Yoga
Power Yoga là loại hình Yoga khó nhất, kết hợp giữa Yoga và thể dục nhịp điệu. Người tập sẽ thực hiện một chuỗi tư thế nhịp nhàng theo từng hơi thở và nhờ đó sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cơ thể cũng như sự linh hoạt và khả năng thăng bằng.
5 Lợi ích khi tập Yoga
Theo báo Sức khỏe và đời sống, Yoga là một phương pháp an toàn và hiệu quả giúp tăng cường thể lực, sự linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng. Yoga còn có tác dụng ổn định huyết áp, điều tiết lưu thông máu, giảm viêm, giảm bớt các triệu chứng của bệnh trầm cảm và căng thẳng, giảm mệt mỏi, và có thể giúp đỡ bệnh nhân hen suyễn hít thở dễ dàng hơn.
Lợi ích khi tập Yoga
Bên cạnh đó, Yoga còn giúp bạn điều chỉnh hơi thở, tập trung vào hơi thở và suy nghĩ, từ đó giảm stress, cải thiện chứng mất ngủ. Tuy nhiên nếu bạn đang mắc phải một số bệnh như viêm khớp thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định theo đuổi bộ môn này.
6 Các bài tập Yoga phổ biến
Malasana
Malasana
Đây là tư thế theo dạng ngồi, thả lỏng phần lưng dưới, hông mở kết hợp cùng kỹ thuật hít thở. Đây là một tư thế Yoga đơn giản và khá phổ biến
Chaturanga Dandasana
Chaturanga Dandasana
Đây là tư thế đơn giản giúp cải thiện sức khỏe của bạn rất tốt nhưng nếu bạn thực hiện không đúng tư thế sẽ có thể dẫn đến chấn thương.
Tam giác mở rộng
Tam giác mở rộng
Đây là một tư thế tập Yoga nghệ thuật với dáng đứng cổ điển. Tư thế này còn là một cách tuyệt vời giúp giải phóng phần lưng dưới và mở rộng cơ thể hiệu quả.
Cao Lunge
Cao Lunge
Đây là tư thế giúp mở rộng phần hông, kết hợp hít thở nhịp nhàng sẽ giúp bạn thư giãn mà đem lại cảm giác mạnh mẽ, linh hoạt cho đôi chân
Supported Bridge Pose
Supported Bridge Pose
Đây là tư thế được nhiều người ưa chuộng nhất vì bạn sẽ luôn trong tư thế thoải mái, hạnh phúc. Phần lưng uốn cong và phần vai làm trụ tiếp xúc với sàn, tư thế này rất giúp ích cho cột sống.
7 Các thắc mắc khi tập Yoga
Tập Yoga có giảm cân không?
Tập Yoga có giảm cân không?
Tập Yoga sẽ giúp bạn giảm cân nếu bạn kiên trì và tập luyện đúng cách. Nhiều người nghĩ tập Yoga không đốt cháy nhiều calo như các bộ môn khác nhưng sự thật thì ngược lại. Khi luyện tập Yoga, có thể bạn phải vận động rất nhiều, cơ được kéo giãn và bạn sẽ loại bỏ mỡ thừa một cách hiệu quả.
Cách giữ an toàn khi tập Yoga là gì?
Khi luyện tập Yoga, bạn nên khởi động thật kỹ trước khi tập. Việc khởi động này sẽ làm cho cơ thể nóng lên, mềm dẻo hơn và giảm bớt tình trạng chấn thương cho cơ thể.
Ngoài ra nhiều bài tập sẽ yêu cầu giữ thăng bằng, bạn có thể sử dụng thảm Yoga để tăng độ bám sàn giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn, tránh gây chấn thương do mất thăng bằng.
Cách giữ an toàn khi tập Yoga
Đồng thời, bạn nên lựa chọn trang phục gọn gàng, thoải mái khi tập và nên tập trung cao độ trong lúc tập. Bạn cũng không nên tập quá sức và nghỉ ngơi khi thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài.
Cách chọn loại hình Yoga phù hợp
Đầu tiên, bạn nên xác định mục đích của mình khi tập Yoga là gì, ví dụ như giảm cân, thư giãn, giúp cơ thể dẻo dai,...Mỗi loại hình Yoga sẽ có một khía cạnh và một phương pháp cũng như động tác khác nhau, nên đầu tiên bạn nên tìm hiểu về các loại hình phù hợp với bản thân mình.
Cách chọn loại hình Yoga phù hợp với bản thân
Cuối cùng, hãy tìm một lớp dạy Yoga về loại hình mình muốn học và đến đây để học tập cũng như làm quen với loại hình này nhé!
Tập Yoga vào lúc nào là tốt nhất?
Thời gian tập Yoga lý tưởng nhất
Tập Yoga vào những thời gian phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao cho bạn. Khoảng thời gian lý tưởng để luyện tập Yoga là vào sáng sớm hoặc tối muộn. Tập luyện trong không gian yên tĩnh, thời tiết mát mẻ, trong lành sẽ giúp bạn tập trung và phát huy hiệu quả tối đa.